Sự khác biệt giữa thói quen tư duy Outsourcing và Digital Creative Studio
Là thành viên của Sun* - Digital Creative Studio, đây là bài viết bạn không thể bỏ qua để xây dựng cho mình thói quen tư duy của một creator.
Hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa thói quen tư duy Outsourcing thường gặp và tư duy Digital Creative Studio qua loạt hình ảnh dưới đây, để cùng Sun* chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2020 và thời gian tới.
Năng lực cần có
Từ một công ty ban đầu chỉ có năng lực software development - giai đoạn cuối của sản phẩm, Sun* luôn nỗ lực phát triển. Đến nay, Sun* đã lớn mạnh thành một Studio, sản xuất các sản phẩm số (Digital) một cách sáng tạo (Creative). Trong quá trình này, đòi hỏi Sunners nỗ lực phát triển để có năng lực đảm nhiệm full-cycle.
Work Scope
Thay vì dừng lại ở khâu phát triển, Sunners nên tập trung vào việc nâng cao quy trình sản xuất - vận hành dịch vụ, giúp tăng năng suất, ổn định trong khâu phát triển cũng như vận hành sản phẩm.
Mối quan hệ
Đừng chỉ là coder/ follower thuần túy làm theo yêu cầu, hãy luôn đặt mình ở vị thế partner để cùng trao đổi, sáng tạo và kiến tạo nên những sản phẩm tuyệt vời nhất.
Quan điểm
Kỷ nguyên của việc giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội sẽ dần kết thúc, thay vào đó, kỷ nguyên của việc tạo ra những giá trị mới sẽ được mở ra.
Chuyên môn
Linh động trong việc điều chỉnh vị trí để phát triển tối đa tiềm năng của mỗi người.
Tư duy con người
Với lối tư duy thường gặp của Outsourcing, dễ nhận thấy xu hướng code hoàn toàn theo spec khách hàng giao, không đào sâu nghiên cứu.
Với tư duy Digital Creative Studio, chúng ta chủ động nghiên cứu bối cảnh, các vấn đề business...nhằm tư vấn, phản hồi, điều chỉnh spec cùng đối tác nếu cần.
Mục tiêu
Tạo ra những giá trị “awesome” cho xã hội, mang đến sản phẩm tuyệt vời nhất cho end-urser mới là sứ mệnh của creator tại Digital Creative Studio.