"Chơi" Mechkey: Giá trị thực sự của bàn phím cơ và cách chọn mua bàn phím tốt nhất

Với đặc điểm cơ học và tính ứng dụng cao, ngày nay, nhiều người lựa chọn mua những chiếc bàn phím cơ (Mechanical Keyboard hay còn gọi tắt là Mechkey) cho PC hoặc laptop để có trải nghiệm tuyệt vời hơn khi sử dụng. Đặc biệt đối với dân lập trình hay các game thủ, đam mê đối với những chiếc bàn phím cơ chưa bao giờ nguôi...

Giá trị thực sự của bàn phím cơ

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, những chiếc bàn phím cơ đã bắt đầu được sản xuất. Bàn phím cơ là dạng bàn phím được phát minh sử dụng công nghệ Switch cho từng phím. Khi trải nghiệm, bàn phím cơ sẽ đem lại cho bạn đầy đủ cảm giác thích thú đến từ độ nảy tốt, êm ái, tính bền bỉ và đẹp mắt. 

Xét về kết cấu cơ bản của một chiếc bàn phím máy tính, bàn phím cơ không có nhiều khác biệt so với bàn phím thường. Thứ làm nên khác biệt của bàn phím cơ chính là bộ phận tiếp nhận tín hiệu, hay còn được gọi là switch bấm. 

Nếu như với những chiếc bàn phím thường, ở phía dưới sẽ có một lớp màng cao su làm nhiệm vụ nhận tín hiệu, thông thường chỉ sở hữu duy nhất một phím switch trên các loại bàn phím như thế này. Thì đối với bàn phím cơ, từng nút bấm riêng biệt là từng switch khác nhau. Đối với từng switch khác nhau lại tạo ra những giá trị khác nhau. 

Có rất nhiều nhà sản xuất switch trên thế giới như Omron, Topre, Cherry, Gateron ...vv.., switch của các nhà sản xuất này sẽ đem lại vô vàn những trải nghiệm khác biệt và vì thế, thị trường bàn phím cơ thực sự rất sôi động bởi sự đặc biệt của mỗi loại bàn phím. 

Các switch bấm làm nên khác biệt cho bàn phím cơ

Với công nghệ switch, việc tiếp nhận tín hiệu của bàn phím cơ sẽ nhanh nhạy và chính xác hơn bàn phím thường. Cụ thể:

Khả năng Roll Over: Bạn có thể bấm nhiều phím 1 lúc hoặc thậm chí là bấm cả bàn phím mà máy vẫn ghi nhận rõ ràng từng phím, không lo bị mất phím. Điều này thì bàn phím thường không thể làm được và nó rất phù hợp với những người có cường độ gõ máy tính nhanh mà vẫn cần chuẩn xác.

Khả năng Anti Ghosting: Ở bàn phím cơ, từng phím là từng công tắc riêng biệt nên khi thao tác, bạn sẽ không gặp vấn đề bấm phím này mà nhảy sang phím khác. 

Bên cạnh một số tính năng, ngoại hình và độ bền của bàn phím cơ cũng là một điểm cộng so với bàn phím thường:

Độ bền của phím: Với bàn phím thường, bạn chỉ có thể đạt 5-10 triệu lượt nhấn là bàn phím đã bắt đầu gặp vấn đề. Đối với bàn phím cơ, bạn có thể bấm phím đến 50-100 triệu lần, may ra phím mới có vấn đề.

Tính hữu dụng: Khi thao tác bấm phím ở bàn phím thông thường, bạn thường phải gõ mạnh tay và hết hành trình phím mới ghi nhận kết quả. Thì đối với bàn phím cơ, bạn có thể chỉ cần ấn 1/3 - 1/2 hành trình phím là đã được ghi nhận kết quả rồi. Đỡ tốn sức và tiết kiệm thời gian hơn.

Tính ứng dụng: Mỗi một switch tạo ra cảm giác bấm phím khác nhau, và chính vì thế mà với mỗi nhu cầu sử dụng của bạn như đánh văn bản hay chơi game, nhà sản xuất sẽ tạo ra những chiếc phím phù hợp với bạn.

Nhiều layout đa đạng, đẹp mắt: Bên cạnh layout full size với 104 phím thì thị trường bàn phím cơ hiện nay ghi nhận đa dạng mẫu mã với những loại bàn phím chỉ đạt 60-90% số phím thông thường. Tính rút gọn của các layout này sẽ đem lại cảm giác khác biệt, tinh gọn khi trải nghiệm, và đặc biệt là tiết kiệm diện tích.

Layout TKL phổ biến với 87 phím

Những lưu ý khi chọn bàn phím cơ 

Dựa trên layout/kích thước

Đây là một trong những điều đầu tiên mà những người mua bàn phím cơ cần phải để tâm. Layout sẽ phù hợp với ngữ cảnh và nhu cầu sử dụng mỗi người. 

Trên thị trường hiện tại có 3 loại layout chính cho bàn phím cơ:

Layout 60%
Layout TKL
Layout full size

 

Layout full size (104 phím)

Ưu điểm:

Bàn phím thường bố trí thêm các phím Macro, phím Media, led RGB...Trải nghiệm đầy đủ và tiện ích.

Phù hợp với người hay nhập liệu hoặc game thủ chơi RPG cày level

Nhược điểm:

Đắt hơn layout nhỏ

Chiếm không gian, diện tích nhiều

Layout TKL 

(87 phím)

Ưu điểm:

Giá thành rẻ hơn layout full size

Kích cỡ gọn gàng

Giữ nguyên bàn phím F, rất tiện dụng cho game thủ chơi một số game đặc thù như FPS

Nhược điểm:

Hạn chế cho những người thường xuyên sử dụng phím số

Layout 60% full size

Ưu điểm:

Cực kì nhỏ gọn (Lược bỏ hoàn toàn cụm phím số, hàng phím F và toàn bộ cụm phím chức năng và phím mũi tên)

Phù hợp cho người gõ văn bản

Tiêu chuẩn của bàn phím Custom

Nhược điểm:

Kén người dùng, phải tìm hiểu thêm về layout và tổ hợp phím

Dựa trên Keycap

Keycap chính là phím trên bàn phím. Keycap có nhiều chất liệu từ nhựa khác nhau cho đến cách thức in ký tự lên bề mặt. 

Keycap bị chi phối bởi 3 thứ: Độ dày - Chất liệu - Công nghệ xử lý keycap

Độ dày: Hầu hết các nhãn bàn phím hiện tại đang giảm độ dày của keycap để giảm giá thành. Nhưng một chiếc bàn phím có keycap dày vẫn là điều cần thiết.

Chất liệu: Keycap được làm từ 2 loại nhựa chính đó là ABS và PBT. 

ABS rẻ và dễ gia công, nhưng chịu nhiệt kém, dễ hao mòn, bóng phím. Tin buồn là hầu hết các loại bàn phím cơ trên thị trường là làm bằng phím ABS.

PBT cứng cáp và chống hao mòn tốt. Nhưng giá thành khá đắt. 

Công nghệ xử lý keycap: Khắc laze - In nhiệt - Double Shot 

Khắc laze: Hầu như là bàn phím giá rẻ và dễ hỏng

Double Shot: Công nghệ hiện đại với 2 lớp, lớp vỏ ngoài và lớp trong. Lớp trong sẽ thể hiện ký tự và khung đỡ cho lớp vỏ ngoài, điển hình trên những chiếc bàn phím có gắn led. Khả năng phai ký tự khó hơn.

In nhiệt: Chỉ dùng trên nhựa PBT cao cấp, sử dụng công nghệ in cao cấp, rất khó bay màu. 

Trên thị trường có rất nhiều mẫu Keycap độc đáo như Jelly Key
Việt Nam còn là 1 trong những quốc gia làm thủ công Keycap đẹp nhất thế giới

Dựa trên Switch

Có 3 loại switch cơ bản là: Clicky, Tactile Linear

Clicky

Nhẹ và chắc chắn, các switch clicky được khuyên dùng cho game thủ. Tên của switch – Clicky – mô tả âm thanh phát ra khi gõ phím.

Một trong những bàn phím clicky phổ biến và được biết đến nhiều nhất là Cherry MX Blue (xanh). Thực tế cho thấy Cherry được nhiều hãng sản xuất bàn phím tin dùng, như Razer, Asus, G.Skill...

Clicky blue switch

Tactile

Các phím bấm sử dụng switch Tactile ít ồn hơn và thiên về cảm giác bấm. Khi nhấn phím sử dụng switch tactile, lực phản hồi của bàn phím mạnh hơn so với clicky. Những người thường xuyên phải soạn thảo trên bàn phím sẽ rất thích cảm giác này. Việc không quá ồn cũng là ưu điểm khiến cho switch tactile được lựa chọn khi cần phải làm việc liên tục. 

Cherry MX Brown (nâu) là phiên bản switch clicky gần giống với các switch tactile nhất. Một yếu tố khá thú vị là Razer thay màu nâu của Cherry MX bằng màu cam, và đó là khác biệt duy nhất của 2 switch, chỉ vì hãng muốn có sự khác biệt. Đừng để màu sắc của Razer đánh lừa bạn.

Linear 
Các switch Clicky và Tactile được đặt tên theo hình dáng của phần cơ bên trong và nguyên lý hoạt động của sản phẩm khi được bấm nút. Các switch Linear đem lại tương tác trực tiếp với mạch. Không có tiếng click hay độ nảy. Switch Linear vẫn tạo ra tiếng ồn, và đôi khi sẽ rất lớn bởi không có gì ngăn cản giữa bàn phím và phím bấm.

Nhiều game thủ thích độ phản hồi của switch Linear, do không có gì nằm giữa nút bấm và bàn phím nên họ có thể thực hiện thao tác nhấp đúp và một số hành động đảo tay đặc biệt khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để soạn thảo văn bản trên các switch Linear thì lại không ổn lắm.

Những mẫu bàn phím cơ "đáng mua" năm 2020

Nếu bạn đang có ý định mua bàn phím cơ thì có thể tham khảo những mẫu bàn phím cơ chất lượng và đẹp mắt nhất 2020 dưới đây!

Corsair K95 RGB Platinum - 5 triệu đồng 

HyperX Alloy Origins - 2,7 triệu đồng

Kinesis Freestyle Edge RGB

Corsair K70 RGB MK.2 - 4 triệu đồng 

Das Keyboard 4Q - 4,3 triệu đồng 

Logitech G513 Carbon - 2,5 triệu đồng 

Durgod Taurus K320 TKL - 2 triệu đồng 

SteelSeries Apex M750 RGB - 1,5 triệu đồng 

Massdrop ALT - 1,6 triệu đồng 

#bàn phím cơ

#cách chọn mua bàn phím cơ