Đừng sợ đọc sách chỉ vì bạn sẽ quên, "It’s Okay to “Forget” What You Read!"

Không thể chỉ vì sẽ quên những điều đã từng đọc trong một cuốn sách, mà chúng ta không đọc sách nữa. Vì sao ư?

It’s Okay to “Forget” What You Read!

Bản thân mình không phải là mẫu người quá đam mê đọc sách (chỉ đọc vừa đủ với bản thân), nhưng tự nhận là người rất tôn trọng những người viết sách, người yêu sách, người mê đọc sách. Thời đại công nghệ phát triển, bản thân việc viết và đọc sách cũng đã có nhiều thay đổi, bạn có thể đọc sách theo cách truyền thống, đọc sách với kindle, với smartphone..vv..

Trước cuộc sống bon chen, hối hả có bao giờ bạn dừng lại một chút, ngẫm lại mình đã đọc được bao nhiêu đầu sách, học được những gì từ chúng... Bạn không thể nhớ hết, đúng chứ? Thiên tài cũng vậy, họ cũng không thể nhớ tất cả những gì mà họ học được, mọi thứ không cần thiết đều sẽ dần bị đào thải, những thứ mới mẻ, còn có ích hơn sẽ được giữ lại. 

Tình cờ đọc được một bài viết hay của tác giả Charles Chu từ Medium (Thật tiếc, hiện nay, bài viết này đã bị gỡ bởi chủ sở hữu khóa tài khoản), bài viết phân tích về những giá trị còn sót lại trong tâm trí mỗi người sau khi đọc sách. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp mình và bạn có thêm niềm đam mê đọc sách, dù chỉ là một chút.

Ngay cả thiên tài cũng quên những gì mình đã đọc...

Câu hỏi mà mọi người hay đặt ra khi đọc các cuốn sách là: 

Trọng tâm của việc đọc sách là gì nếu như tôi quên tất cả những gì đã đọc?

Paul Graham, nhà tiểu luận và là người sáng lập của tổ chức vườn ươm Y Combinator, cũng đặt câu hỏi tương tự trong bài luận của ông How You Know:

"Tôi đã đọc cuốn biên niên sử về cuộc Viễn Chinh Thứ Tư của Villehardouin ít nhất hai lần, có thể ba lần. Tuy nhiên, nếu tôi phải ghi lại tất cả những gì tôi nhớ ra từ nó, tôi nghi ngờ việc nó có thể chiếm nhiều hơn một trang giấy. Hàng trăm lần như vậy, và tôi cảm thấy không thoải mái khi nhìn vào những kệ sách của mình. Mục đích của việc đọc tất cả chúng là gì nếu như tôi chỉ nhớ rất ít sau đó?".

Nguồn: Miguel Ángel Camprubí

Cảm giác lo sợ này gần như hiện hữu trong nhiều người, rằng chúng ta có thể đã "đánh mất" đi những giá trị hiểu biết từ những cuốn sách chúng ta đọc. Nhưng... những nỗi sợ hãi như vậy là vô căn cứ. Bởi lẽ, trước hết, nếu bạn yêu sách, thì trí nhớ không bao giờ là vấn đề. Nếu bạn đọc cho niềm vui thuần túy, có hại gì khi quên những gì có trong đó chứ? Còn nếu bạn hứng thú với cùng một cuốn sách tuyệt vời hết lần này đến lần khác - với những người yêu sách, thì làm gì có món quà nào tốt hơn là sự lãng quên?

Nhưng nhiều người trong chúng ta đọc sách vì những lý do khác ngoài niềm vui hay sự thỏa mãn. Chúng ta muốn nhận được thứ gì đó từ những cuốn sách mà chúng ta đã đọc. Vì thế, họ sợ hãi về việc sẽ quên đi những điều đã thu nhận được từ cuốn sách. 

Thế nhưng, ngay bây giờ, hãy cùng tôi khám phá một sự thật rằng: Quên, đôi khi cũng tốt!

Quên không phải là quên! (Forgetting Is Not Forgetting)

Suy nghĩ về những trang sách bị lãng quên từ cuốn Villehardouin's Chronicles of the Fourth Crusades, Graham nhận ra rằng mặc dù ông đã quên những chi tiết như các sự kiện, ngày tháng, nhưng ông vẫn giữ một điều gì đó quan trọng hơn: "Những gì tôi học được từ cuốn biên niên sử của Villehardouin không phải là những gì tôi nhớ ra từ nó, nhưng những mental models (mô hình tâm trí) thu hoạch được của tôi về cuộc Thập Tự Chinh là Venice, là văn hoá thời Trung cổ, là cuộc chiến tranh vây hãm,... không hề quá ít như nó có vẻ".

Những gì chúng ta nhận được từ sách không chỉ là bộ sưu tập tên, ngày tháng và sự kiện được lưu trữ trong tâm trí chúng ta như các file trong máy tính mà còn là các mental models - thứ thực tế mà chúng ta nhận thức được.

"Hãy đọc và trải nghiệm sự rèn luyện mô hình của bạn về thế giới. Và ngay cả khi bạn quên những trải nghiệm hoặc những gì bạn đã đọc, dấu ấn của những điều đó trên mô hình tâm trí của bạn về thế giới vẫn tồn tại. Tâm trí của bạn giống như một chương trình đã được biên dịch mà bạn đã mất mã nguồn. Nó hoạt động, nhưng bạn không biết tại sao".

Lấy cuốn Sherlock Holmes làm ví dụ nhé. Ngoài các mảnh nhỏ của bộ nhớ (những dải đốm, cocaine và những con chó lớn), tôi không nhớ nhiều từ những câu chuyện của Holmes. Tôi không nhớ ai là kẻ đã giết người hay Sherlock đã làm gì, nói gì (ngoài những câu nói nhảm nhí của anh như "Elementary, my dear Watson!"), nhưng tôi đã nhận được một cái gì đó từ những câu chuyện ấy, những thứ ý nghĩa hơn cả. Đó chính là: Họ đã dạy tôi cách suy nghĩ.

Nguồn ảnh: Max Gener Espasa

Vậy làm thế nào để mental models có thể giúp chúng ta đọc tốt hơn?

Hãy đọc vì chính mình! (Read for the Models)

Khi điều gì đó làm ta háo hức, điều đó là quan trọng!

Không phải tất cả sách, hay các trang của bất kỳ cuốn sách nào đều giống nhau. Khi chúng ta đọc, những cụm từ, khái niệm và ý tưởng đáng chú ý nhất (cái mà Flaubert gọi là "erections of the mind" - sự hưng phấn của tâm trí ) sẽ rõ ràng hơn những từ khác. "Ống kính tâm lý" của chúng ta lọc qua những cuốn sách mà chúng ta đã đọc, chọn và làm nổi bật những gì có liên quan nhất vào thời điểm đó.

Mặc dù đôi mắt chúng ta có thể lướt qua tất cả những từ đó và đôi tay có thể lật qua tất cả các trang viết, nhưng những gì chúng ta đọc không bao giờ là toàn bộ cuốn sách - mental models của chúng ta chắc chắn về điều đó. Khi ta đọc, ta đã học được cách tin tưởng vào trực giác này.

Khi điều gì đó làm ta háo hức, điều đó là quan trọng. Chúng ta tạo một lưu ý trong lề của trang. Đây là một hành động trò chuyện với tác giả, và chính hành động làm như vậy sẽ tạo ra một kết nối trong đầu chúng ta, và từ từ cập nhật các mô hình trong đầu chúng ta.

Dĩ nhiên, không có gì mới mẻ với cách luyện tập này. Các đánh dấu đó được gọi là marginalia, và ta có lẽ sẽ làm điều đó, miễn đó là cuốn sách của ta.

Nguồn: Miguel Ángel Camprubí

Đọc lại lần nữa đi! (Read It Again!)

Nassim Taleb từng nói: 

"Một cuốn sách hay sẽ hay hơn ở lần đọc thứ hai và là một cuốn sách tuyệt vời ở lần thứ ba. Bất kỳ cuốn sách không có giá trị khi đọc lại đều không đáng đọc".

Nếu não của chúng ta liên tục "nâng cấp" các mental models, thì hợp lý khi nói rằng nó sẽ không bao giờ nhìn thực tế theo một cách tương tự nhau. Điều này cũng có nghĩa là, không có cuốn sách nào là hoàn toàn giống nhau khi bạn đọc lại nó.

"Ví dụ: Cùng một cuốn sách, đầu óc bạn sẽ "biên soạn", thu nạp, ngẫm nghĩ theo một cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Điều đó có nghĩa là bạn nên đọc những cuốn sách quan trọng nhiều lần. Tôi luôn luôn cảm thấy có một số nghi ngại về việc đọc lại sách. Tôi đọc một cách vô thức giống như một người thợ mộc cần cù - người mà nếu phải làm điều gì đó lặp lại thì tức là họ đã làm sai điều gì đó trong lần đầu tiên. Trong khi hiện tại, cụm từ "đã đọc" có vẻ như chưa được hình thành."

Lucius Annaeus Seneca (4 TCN-65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái triết học khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đương thời đã từng viết:

"Người có khả năng tiêu hóa tốt có thể ăn hết thứ này và thứ khác; khi chế độ ăn uống quá đa dạng, thức ăn khi đó có thể không còn là nguồn nuôi dưỡng mà trở thành yếu tố gây rối loạn dạ dày. Vì vậy, hãy lựa chọn các tác giả thực sự đã được công nhận; và nếu có bao giờ bạn muốn ngó nghiêng sang những tác giả khác, thì sau đó hãy trở lại với những tác giả trước đó... Và khi bạn trải qua một cách nhanh chóng nhiều chủ đề, hãy chọn một chủ đề để suy ngẫm và gặm nhấm nó vào ngày hôm đó". 
(Trích: Letters on Ethics: To Lucilius)

Nguồn: XPLAI studio

Khi tôi hoàn thành việc lang thang qua các kệ sách thư viện, tôi luôn luôn trở về nhà với các sách của cùng một hay một vài tác giả. Và, cho dù bao nhiêu lần tôi trở lại, tôi vẫn luôn luôn thấy rằng họ đều có một cái gì đó mới để nói.

HAPPY READING!

[Chú thích: Trên đây là bài viết rất hay đã được anh Nguyễn Hữu Nam dịch và chia sẻ trên nền tảng Viblo. Những phần in nghiêng là phần tác giả tạm dịch. Hy vọng có thể nhận được sự đóng góp của quý bạn đọc]