#Làm nghề: Hiểu hơn về UI/UX Designer tại Sun* và quá trình sáng tạo những trải nghiệm tuyệt vời cho sản phẩm

Nói đến nghề Designer (thiết kế) nói chung và UI/UX Designer (Thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng) nói riêng, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những công việc mang tính sáng tạo, thẩm mỹ cao. Nhưng công việc cụ thể của một UI/UX Designer là gì, hay những câu chuyện làm nghề thú vị của họ có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người...

UI/UX Designer là nghề gì, công việc ra sao, sản phẩm thế nào..vv… Hãy cùng giải đáp “từ A đến Z” tất cả những thắc mắc này cùng 4 Sunner đến từ Design Unit (DSV): Tuấn Sơn, Quang Hiếu, Phùng Hảo và Hồng Hạnh - những “dân trong nghề” tại Sun* ngay bây giờ nhé.

Các UIUX Designer tài năng của Sun*

Chân dung của UI/UX Designer tại Sun*

Chào các UI/UX Designer tài năng của DSV, các bạn có thể chia sẻ về công việc của một UI/UX Designer nói chung, và công việc của UI/UX Designer tại Sun* nói riêng được không?

Tuấn Sơn: Chào tất cả mọi người, chúng mình là những UI/UX designer đến từ DSV. UI/UX thực tế là hai công việc khác nhau. UI, hay User Interface - giao diện người dùng là công việc liên quan đến cách mà một ứng dụng hoặc trang web hiển thị và cách người dùng tương tác với nó. Các nhiệm vụ của UI Designer bao gồm: Thiết kế giao diện người dùng (UI Design), màu sắc và hình ảnh (Colors and Images), cấu trúc trang (Page Layout) và đảm bảo sự thống nhất (Ensuring Consistency).

Quang Hiếu: Còn UX (User Experience - Trải nghiệm người dùng) liên quan đến cảm nhận toàn diện của người dùng khi họ tương tác với sản phẩm. Các nhiệm vụ của UX Designer bao gồm: Nghiên cứu người dùng (User Research), thiết kế trải nghiệm (Experience Design) và kiểm thử và đánh giá (Testing and Evaluation).

Hồng Hạnh: Công việc của UI/UX designer ở Sun* trong phần lớn các dự án là nhận tài liệu yêu cầu của khách hàng, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như BrSE, Dev, QA.. để phân tích và hiểu rõ mong muốn của họ. Sau đó vận dụng kỹ năng và kiến thức về thiết kế để đưa ra giải pháp thiết kế tốt nhất, biến ý tưởng của khách hàng trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm này cần đáp ứng chính xác yêu cầu bussines của khách hàng, và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho user.

Phùng Hảo: Do tính chất đặc thù các dự án nên tại Sun* hiện đang thiên về UI nhiều hơn một chút. Phong cách thiết kế với các sản phẩm hiện tại chủ yếu dành cho thị trường Nhật, nên để mở rộng tệp khách hàng sang thị trường Âu Mỹ chúng ta cần đang dạng hơn trong thời gian tới. 

Vậy, các bạn có thể mô tả rõ hơn về công việc hiện tại của mình tại Sun* được không?

Tuấn Sơn: Công việc chủ yếu của mình vẫn là “đánh án” cho công ty, ngoài ra cũng sẽ có những đầu việc đặc thù khác.

Quang Hiếu: Các công việc khác có thể kể đến như: Trainning hỗ trợ các member khác trong các vấn đề chuyên môn, xây dựng các nội dung chia sẻ nâng cao chuyên môn dành cho thành viên của DSV, xây dựng bộ tài liệu cho bộ phận như: tài liệu Know how, tài liệu quy chuẩn thiết kế chung cho DSV, vv

Phùng Hảo: Ngoài ra, các thành viên DSV cũng đang tích cực chia sẻ các kiến thức về design trên nền tảng tiktok với con số ấn tượng trên 1000 follower trong hơn 2 tháng. Mọi người có thể follow bọn mình để tìm hiểu thêm các kiến thức hay ho về design và UI/UX tại địa chỉ này nhé: https://www.tiktok.com/@sun_asteriskdesign

Hồng Hạnh: Công việc hiện tại của mình ở Sun* chủ yếu là làm dự án cho công ty, tham gia vào các hoạt động nội bộ của team, mua vui và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp (Cười). 

Những lầm tưởng phổ biến về nghề

Nhiều người quan niệm “UI/UX giống nhau, làm được 1 thứ sẽ làm được cả 2”, điều này có đúng không?

Quang Hiếu: UI và UX khác nhau, tuy có thể nói UI là một phần của UX. UX rất rộng lớn nên có thể bạn làm được UI nhưng chưa chắc bạn có thể làm UX, hoặc có thể làm UX nhưng chỉ một phần nhỏ mà thôi.

Tuấn Sơn: Đúng vậy, tuy có liên quan đến nhau nhưng UI và UX khác biệt trong lĩnh vực thiết kế. Hai vai trò này yêu cầu các kỹ năng và phương pháp tiếp cận khác nhau, nên việc chỉ học UI mà nghĩ rằng mình có thể biết và thành thục được UX hoặc ngược lại là điều không thể.

Hồng Hạnh: Giống như hai câu trả lời phía trên, UI và UX không giống nhau. UX UI cũng như gỗ và nước sơn vậy. Thiết kế UI chính là thiết kế các yếu tố liên quan tới giao diện của một sản phẩm, cụ thể là trang web hoặc ứng dụng nào đó.Trong khi trải nghiệm người dùng (UX) là một tập hợp các nhiệm vụ tập trung vào việc tối ưu hóa sản phẩm để sử dụng hiệu quả và thú vị. UI và UX luôn song hành cùng nhau để tạo thành 1 sản phẩm thành công, tuy nhiên không phải thành thạo UI thì bạn cũng sẽ giỏi UX và ngược lại.

Vậy còn ý kiến cho rằng “UI/UX là cấp độ cao hơn của nghề designer” thì sao?

Tuấn Sơn: UI/UXkhông phải là một "cấp độ cao hơn" của nghề thiết kế, mà nó là một lĩnh vực riêng biệt trong ngành thiết kế. Chúng tập trung vào khía cạnh khác nhau của sản phẩm hoặc ứng dụng.

Hồng Hạnh: Nghề Designer vô cùng rộng lớn, có rất nhiều nhánh hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, như in ấn, quảng cáo... UI UX chỉ là nhánh riêng biệt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà thôi.

Quang Hiếu: Nếu xét riêng về ngành của mình thì UI/UX Designer có thể nói là một giai đoạn chuyển tiếp giữa UI Designer và UX Designer. Khi làm UI Designer thì công việc bạn chủ yếu là thiết kế giao diện còn UX Designer chủ yếu nghiên cứu người dùng và rất ít khi phải vẽ giao diện người dùng. UI/UX Designer làm cả hai.

Cũng có nhiều người cho rằng “ UI/UX thiên về kỹ thuật, không được sáng tạo nhiều”. Quan điểm của các bạn về nhận định này như thế nào?

Tuấn Sơn: Theo mình, UI/UX không hoàn toàn thiên về kỹ thuật và cũng đòi hỏi không ít sự sáng tạo. Nó là một sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Nó là sự đan xen những yếu tố : Kỹ thuật - Sáng tạo - Nghiên cứu, phân tích - Tương tác.

Quang Hiếu: UI/UX là sự kết hợp giữa kỹ thuật và mỹ thuật, cho nên vừa phải có sự chính xác tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, mà vẫn cần có sự sáng tạo để tạo nên sự khác biệt giữa một rừng sản phẩm tương tự.

Hồng Hạnh: UI/UX có thể nói là sáng tạo trong một khuôn khổ nhất định. Ví dụ như thiết kế app thì phải căn cứ vào các rule của hệ điều hành, vào thói quen của người dùng phổ biến... Sự sáng tạo của UI/UX không phải để thoả mãn cái tôi của bản thân mà là để thoả mãn mong muốn của khách hàng và mong muốn của người dùng cuối.

Vậy để làm được nghề UI/UX Design, chúng ta có cần phải biết cả kiến thức thiết kế đồ họa, vẽ minh họa và lập trình không?

Tuấn Sơn: UI/UX Designer không nhất thiết phải biết lập trình, nhưng kiến thức về thiết kế đồ họa và minh họa thường là một phần quan trọng của công việc. Để làm tốt công việc, họ cần hiểu được các khía cạnh kỹ thuật của việc thực hiện các thiết kế của mình.

Quang Hiếu: Kiến thức lập trình là một điều không bắt buộc, nhưng nếu có kiến thức lập trình, bạn có thể hiểu được cách mà giao diện mình vẽ ra nó hoạt động như thế nào, cái nào vẽ ra có thể lập trình được, cái nào không.

Hồng Hạnh: Muốn là một UI UX designer tốt thì nên giỏi kiến thức thiết kế đồ hoạ, có thể biết về minh hoạ và phải hiểu tương đối về lập trình. Biết lập trình không phải là một điều bắt buộc nhưng tích luỹ kinh nghiệm làm việc dự án cũng có thể khiến designer hiểu cơ bản về lập trình, từ đó biết phương án thiết kế tối ưu hơn về thời gian, đưa ra giải pháp tốt hơn, cân bằng được giữa thẩm mỹ và kỹ thuật.

Phùng Hảo: Code không phải là kỹ năng thiết yếu đối với một UI/UX Designer. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành UI/UX Designer chuyên nghiệp, bạn cũng nên trau dồi cho bản thân các kiến thức cơ bản về lập trình để có thể hiểu và lấy căn cứ tạo ra các thiết kế. Bởi trong quá trình thiết kế, bạn cũng cần cân nhắc tính khả thi đối với các lập trình viên. Hiểu biết cơ bản về coding cũng sẽ giúp quá trình phối hợp  với developer diễn ra được nhanh chóng và thuận lợị.

Theo các bạn, tương lai của nghề UI/UX Designer có gì thú vị?

Tuấn Sơn: Mình nghĩ tương lai của nghề còn rất lớn, nó phát triển theo các bước tiến của công nghệ. Sắp tới chúng ta có thể được thử sức với: Trải nghiệm người dùng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), Thiết kế dựa trên dữ liệu, Thiết kế cho thế giới thực tế ảo và tăng cường (AR, VR).

Quang Hiếu: Mở rộng phạm vi công việc UI/UX không chỉ xoay quanh các sản phẩm web/app đơn giản mà còn rất nhiều các mảng khác, như UI/UX cho các thiết bị thực tế ảo VR/AR. Các sản phẩm IOT có tích hợp AI. Việc áp dụng sâu rộng hơn các công cụ AI vào công việc thiết kế nhằm tăng hiệu suất công việc và tận dụng sức sáng tạo vô biên của AI.

Phùng Hảo: Đồng ý kiến với Sơn. Tương lai của UI/UX gắn liền với phát triển theo các bước tiến của công nghệ. 

Hồng Hạnh: Mình cũng đồng ý kiến với Sơn và chị Hảo.

Kinh nghiệm làm nghề

Theo mình, 03 kỹ năng cần thiết nhất của một UI/UX Designer là:

1. Kiên Nhẫn :

- Tập Luyện Kiên Nhẫn: Thử nghiệm các hoạt động hoặc thách thức có tính chất kiên nhẫn. 

- Học Cách Quản Lý Stress: Kiên nhẫn thường được đánh đổi bằng khả năng quản lý stress. Học cách thư giãn, tập yoga hoặc thiền, và thiết lập thời gian cho việc nghỉ ngơi.

- Học Từ Thất Bại: hãy xem nó như một cơ hội để học hỏi. Hãy tự hỏi tại sao bạn thất bại và cố gắng sửa sai để cải thiện.

2. Kiến Thức :

- Học Từ Khóa: Bắt đầu bằng việc học từ các nguồn trực tuyến, sách, và khóa học liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm.

- Tham Gia Khóa Học và Trung Tâm Đào Tạo: Các khóa học trực tuyến và trung tâm đào tạo có thể giúp bạn học tập cách có hệ thống và theo hướng dẫn từ các chuyên gia.

-Tìm Kiếm Mentor Hoặc Hướng Dẫn Viên: Nếu có thể, tìm kiếm một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn phát triển kiến thức. Họ có thể cung cấp hướng dẫn và lời khuyên quý báu.

- Áp Dụng Kiến Thức: Hãy thử áp dụng kiến thức bạn học thông qua các dự án thực tế hoặc việc làm thêm.

3. Giao Tiếp :

- Tham Gia Cộng Đồng: Tham gia vào cộng đồng liên quan đến lĩnh vực của bạn.

- Thực Hành Giao Tiếp: Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bạn cần thực hành nó.

- Lắng Nghe: Hãy thử cải thiện khả năng lắng nghe bằng cách tập trung vào người đang nói và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn.

- Xây Dựng Mối Quan Hệ: Hãy xây dựng mối quan hệ với người khác, đặc biệt là với những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn.

Ngoài ra, người làm nghề này cũng cần luôn học hỏi, tìm kiếm thử thách, tham gia cộng đồng, tìm cảm hứng… luôn xây dựng một môi trường sáng tạo quanh mình. Quan trọng nhất là biến UI/UX thành niềm đam mê của chính mình, đam mê với công việc có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là bạn luôn tìm kiếm sự hài lòng trong công việc của mình và có khả năng điều chỉnh nếu cần.

Với mình, 1 UI/UX Designer giỏi cần có một vài yếu tố cần thiết :

- Tư duy sáng tạo

- Khả năng thấu hiểu

- Kiên nhẫn và sự tỉ mỉ

- Kiến thức về thiết kế và trải nghiệm

- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác

- Tư duy logic

- Sự linh hoạt và ham học hỏi

Trong đó Tư duy sáng tạo là một tố chất đặc thù quan trọng của ngành thiêt kế nói chung và Ul/UX nói riêng. Cùng một yêucâu từ khách hàng, một vấn đề chung chung mà UI/UX Designer sẽ có những giao diện, hình thức thể hiển đem đến những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên UI/UX Designer chính là sáng tao trong khuôn khổ, tạo những nét cá tính riêng của mình, nhưng cũng không bỏ quên mất mục tiêu của việc thiết kế Ul/UX. Ở DSV Bọn mình hay trêu đùa nhau rằng chúng mình là người "vẽ dạo, dịch dạo" và là người sáng tạo bị OCD (Cười).

Mình quan niệm UIUX Designer cần nhất 2 yếu tố sau đây:

- Suy nghĩ cởi mở và không ngừng tìm kiếm ý tưởng mới và cảm hứng trong công việc. 

- Yêu nghề, có định hướng rõ ràng trong công việc và luôn bám sát vào nó để cố gắng phát triển hoàn thiện bản thân từng ngày.

Những bí kíp mà một UI/UX Designer cần có:

1. Thiết kế giao diện người dùng (UI Design): Kỹ năng trong việc tạo ra giao diện đồ họa, bố cục, biểu tượng và các yếu tố trực quan khác để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và thân thiện với người dùng. Để phát triển kỹ năng UI Design, bạn có thể:

   - Học tập và nghiên cứu các nguyên tắc thiết kế giao diện người dùng.

   - Theo dõi và tìm hiểu các xu hướng thiết kế mới nhất.

   - Tham gia vào các khóa học hoặc khóa học trực tuyến về UI Design.

   - Thực hành bằng cách tạo ra các mẫu giao diện và nhận phản hồi từ người dùng.

2. Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Design): Kỹ năng xây dựng khung xương của sản phẩm để đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà, dễ sử dụng và tương tác hiệu quả. Để phát triển kỹ năng UX Design, bạn có thể:

   - Nghiên cứu về tâm lý người dùng và các nguyên tắc của trải nghiệm người dùng.

   - Thực hiện các bài tập thiết kế trải nghiệm người dùng như sơ đồ trang, dẫn đường người dùng và luồng người dùng.

   - Tham gia vào các dự án thực tế để áp dụng và rèn kỹ năng UX Design.

3. Nghiên cứu người dùng: Kỹ năng nắm bắt nhu cầu, hành vi và mong muốn của người dùng thông qua phỏng vấn, khảo sát và phân tích dữ liệu. Để phát triển kỹ năng nghiên cứu người dùng, bạn có thể:

   - Học cách thực hiện phỏng vấn và khảo sát người dùng một cách hiệu quả.

   - Nắm vững kỹ thuật phân tích dữ liệu và trích xuất thông tin từ dữ liệu.

   - Thực hành bằng cách tham gia vào các dự án nghiên cứu người dùng.

4. Kỹ năng tư duy sáng tạo: Kỹ năng tư duy ngoạt tạo và khả năng đưa ra giải pháp sáng tạo cho các thách thức thiết kế. Để phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, bạn có thể:

   - Tham gia vào các hoạt động tư duy sáng tạo như brainstorming và trò chơi thúc đẩy tư duy sáng tạo.

   - Khám phá và nghiên cứu các nguồn cảm hứng thiết kế từ những nguồn bên ngoài, như các trang web, ứng dụng, nghệ sĩ, hoặc thiết kế đồ họa khác.

5. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm tốt rất quan trọng trong việc làm UI/UX designer. Để phát triển kỹ năng này, bạn có thể:

   - Tham gia vào các dự án đa phương tiện hoặc nhóm học tập để rèn kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

   - Tìm hiểu về các phương phương giao tiếp hiệu quả và quản lý xung đột.

   - Thực hành viết và trình bày ý tưởng thiết kế một cách rõ ràng và logic.

6. Cập nhật kiến thức và xu hướng mới: Lĩnh vực UI/UX luôn tiếp thu và phát triển nhanh chóng. Để duy trì và phát triển kỹ năng, bạn nên:

   - Theo dõi và nghiên cứu các xu hướng mới trong UX/UI Design.

   - Đọc sách, bài viết, blog và tài liệu liên quan đến lĩnh vực này.

   - Tham gia vào cộng đồng thiết kế để giao lưu và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này các Sunner sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nghề UI/UX Designer. Xin cảm ơn những ý kiến quý giá của các UI/UX Designer của DSV, chúc cho các UI/UX Designer của Sun* sẽ tiếp tục gặt hái thêm thật nhiều thành công trong sự nghiệp của mình!

#Làm Nghề