Ngạc nhiên với lối sống mới có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng để mua nhà!

"Sống healthy" không khó, chỉ cần bạn có động lực! Vậy thì một ngôi nhà trị giá vài tỷ VNĐ đã đủ hấp dẫn bạn chưa?

Nếu đang có cùng lúc anh A, anh B, anh C… anh Z theo đuổi thì bạn nên chọn anh nào? Nếu con tim bạn bối rối quá không thể quyết định được thì cách tốt nhất là nên nương tựa vào lý trí. Với 1 con số cụ thể, người ta sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Kể cả khi bạn đã là PM (Portfolio Manager or Project Manager) thì bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những lựa chọn kiểu như thế hằng ngày. Và cái họ dùng để đưa ra quyết định chính là "Chi phí cơ hội" của việc lựa chọn thực hiện project B hay project A. Tuy nhiên, hôm nay, mình sẽ không bàn về công việc, mà muốn cùng mọi người thử vận dụng phương thức tư duy và tính toán của 1 PM vào việc lựa chọn phong cách sống nhé!

Bài này sẽ tính chi phí cơ hội cho 1 người trong 10 năm, từ 30 tuổi tới 40 tuổi, khi chọn sống không healthy (không lành mạnh) thay vì healthy (lành mạnh). (Ở đây mình sẽ chủ yếu dựa trên những loại chi phí mà chúng ta có thể tiết kiệm được)

Lựa chọn sống healthy hay không healthy sẽ giúp bạn "mua được nhà"? (Nguồn ảnh: Freepik)

Chú thích: Sống healthy hiện nay là một xu hướng của rất nhiều người. Sống healthy không chỉ là không vướng vào các tệ nạn xã hội, mà còn là nói không với các thói quen xấu và luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân, có lối sống lành mạnh. Ví dụ, một người có lối sống lành mạnh sẽ tập thể dục thường xuyên, ăn đồ ăn tốt cho sức khỏe, hạn chế thức ăn nhanh, không hút thuốc, không nhậu nhẹt, đi ngủ sớm,... Có rất nhiều biểu hiện của một lối sống healthy mà bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet.

1. Thu nhập từ sức lao động

Giả sử thu nhập trung bình mỗi tháng của bạn (từ năm 30 tuổi tới 40 tuổi) là 45 triệu/tháng với số ngày làm việc là 20 ngày/tháng

Con số này được tính theo quy tắc 72*:

Nếu năm 30 tuổi bạn thu nhập khoảng 30 triệu/tháng, thì theo quy tắc 72, với mức tăng lương trung bình 8–10% 1 năm thì sau 7,2-9 năm (lấy 72 chia cho 8, 72 chia cho 10) thì lương bạn sẽ tăng gấp đôi (60 triệu). Như vậy, lương của bạn trung bình sẽ là 45 triệu/tháng trong suốt 10 năm tuổi 3x.

* Chú thích: Quy tắc 72 được hiểu nôm na như cách để xác định xem bạn sẽ mất thời gian bao lâu để tăng gấp đôi số tiền tích lũy với bất kỳ mức lãi suất nào. Quy tắc 72 nói rằng: Nếu bạn muốn biết bao nhiêu năm để số tiền bạn tăng gấp 2, thì chỉ cần lấy 72 chia cho số lãi kép (Số % tăng lên) đó. 

Nguồn ảnh: Sun* New

Vậy là mỗi ngày bạn kiếm được: 45.000.000/20 = 2.250.0000/ngày.

Giả sử mỗi ngày làm việc thiếu hiệu suất do sống không healthy làm giảm 50% thu nhập và chiếm tới 1/2 số ngày làm việc trong tháng thì số tiền bạn mất mỗi tháng sẽ là (2.250.0000/2)*10=11.250.000/tháng.

Bạn cũng biết rằng khi cơ thể và trí lực sung mãn, đôi khi bạn đưa ra những quyết định thay đổi cả cuộc đời chứ đừng nói là hiệu suất gấp đôi những ngày mệt mỏi thôi đâu.

2. Chi phí vui chơi, giải trí

Healthy

Not Healthy

  • Gym: 6.000.000/năm
  • Quần áo, giầy dép, bình nước…vv: 3.000.000/năm
  • Nhậu nhẹt, bạn bè: 400.000/tháng
  • Cà phê, rượu, thuốc, điếu đóm…vv: 1.000.000/tháng
  • Điện đóm phục vụ thức khuya, quẩy đêm: 100.000/tháng
Tổng: 750.000/thángTổng: 1.500.000/tháng

3. Chi phí khám chữa bệnh bình thường

Giả sử mỗi lần bạn khám chữa bệnh thông thường mất 3.000.000

 

Healthy

Not Healthy

Số lần mắc bệnhTrung bình chỉ mắc bệnh 0.5 lần/năm Trung bình 3–4 lần/năm
Chi phí1.500.000/năm = 125.000/tháng750.000/tháng

Cả A và B đều là tần suất mà chính bản thân mình đã trải nghiệm nhưng viết ở mức công bình. Chứ thực ra nếu sống healthy thì hàng chục năm liền không bị ốm vặt là bình thường các bạn nhé. 

Nguồn ảnh: Freepik

4. Chi phí trung bình cho nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo

Hiện tại, gói bảo hiểm cơ bản cho bệnh hiểm nghèo như ung thư ở Việt Nam là khoảng 600.000.000.

 

Healthy

Not Healthy

Tỉ lệ mắc bệnh hiểm nghèo5%10%
Chi phí trung bình cho nguy cơ bệnh hiểm nghèo

60.000.000/10 năm

= 250.000/tháng

30.000.000/10 năm

= 500.000/tháng

  • 11.250.000 + (1.500.000+750.000+500.000) - (750.000+125.000+250.000) = 12.875.000/tháng
  • 10 năm: 12.875.000*10*12 = 1.545.000.000

Từ từ đã!

Thật không? Sao nghe vẻ tính dễ thế? Tiền tiết kiệm được cứ để đó thôi hả? @@

Có ai để tiền ở không một chỗ đâu. Nếu mỗi tháng tôi tiết kiệm được 12.875.000, và gửi thêm vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng thì sau 10 năm tôi có bao nhiêu?

Ở đây chúng ta có bài toán tính tổng Chuỗi niên kim cố định:

Công thức tính: V(n) = a * [(1+i)^n - 1 ]/i

Trong đó:

  • a = 12.875.000 (số tiền gửi mỗi đợt)
  • i = 0.004 (lãi suất tiền gửi kì hạn 1 tháng hiện tại trong mùa COVID khoảng 4.75%/12 = 0.4%/tháng)
  • n = 12*10 = 120 tháng gửi

Ta có: 

V = 12.875.000 * [(1+0.004)¹²⁰ - 1]/0.004 = 1.978.011.000 ~ 2.000.000.000

Chỉ cần sống healthy, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỉ trong 10 năm!

Kết luận

Chi phí cơ hội của việc sống không lành mạnh là 2 tỷ, nghĩa là chỉ cần sống healthy, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỷ trong 10 năm.

2 tỷ là số tiền đủ cho 1 gia đình nhỏ có một ngôi nhà chung cư để ở và 1 chiếc xe hơi hạng B để đi lại. Bạn thử ngồi tính xem, liệu trong suốt 10 năm tuổi đôi mươi (2x) các bạn có kiếm nổi 1 nửa của 2 tỷ này không?

Nhiều người ở tuổi 40 vẫn còn mơ có 1 ngôi nhà. Và các bạn cũng biết rằng, những người sống healthy luôn rủng rỉnh tiền bạc và an yên hơn những người còn lại đúng không?

Thế nên là giờ, nếu có cô gái nào chê bạn và lối sống healthy của bạn là:

"Anh sống quá giờ giấc, quá nguyên tắc và nhàm chán, chẳng có gì thú vị cả!".

Thì bạn hãy mạnh dạn đập vào mặt…bàn trước mặt cô ấy bài viết này này và nói:

"Anh sống vì đam mê, đam mê của anh là tiền. Kệ em 🤣" ( ´・ω・`)_且~(。ˇ ⊖ˇ)

#healthy lifestyle

#kinh nghiệm hay

#chi phí cơ hội