Việc không thích, vẫn có thể làm tốt!
Chắc hẳn trong cuộc đời đi làm của các bạn đôi khi phải đối mặt với những công việc mà bản thân không hứng thú, không có động lực để thực hiện, khiến bạn stress, chán nản, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc. Khi được hỏi về những khó khăn đó và cách để đối ứng, Sun* News đã nhận về những quan điểm và sáng kiến chất lượng từ Sunner.
“Những công việc không tạo ra niềm vui thường chẳng ai thích làm nó cả.’’ - Ý kiến từ một bạn Sunner.
Đó có thể là khi bạn được giao một công việc không phù hợp với tính cách hoặc sở thích của bạn; công việc được giao mà bạn chưa có kinh nghiệm làm trước đó hoặc những công việc bạn phải làm lặp đi, lặp lại như một lối mòn..vv….
Mỗi khi gặp phải những kiểu công việc đó, bạn thường bị mất đi động lực trước khi thực hiện nó. Đôi khi, việc duy trì năng lượng, động lực và sự hài lòng để thực hiện một công việc nào đó có thể là một thách thức. Nếu bạn cảm thấy thiếu đi sự tích cực trong công việc của mình, dấu hiệu đó có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Sự thật là, sự nghiệp lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Điều đó khó có thể thay đổi.
Học cách đối phó với công việc bạn không thích có thể giúp bạn thể hiện thái độ đúng mực trong công việc, thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, đánh giá cao công việc của mình hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem các Sunner đã có những chiến lược nào để thích nghi với công việc mà họ không thích, cũng như cung cấp một số mẹo để cải thiện tâm trạng của bạn ở nơi làm việc.
Quan điểm của Sunner khi đối mặt với những công việc mà họ không thích
Nga Nguyễn: Cứ đi rồi sẽ đến!
Bắt đầu, vui vẻ đi làm việc mình không thích. Vì mình hiểu logic cuộc sống là sự xen kẽ việc mình thích và việc mình phải làm. Và thực tế là những việc phải làm thường tạo ra giá trị cho cuộc sống hơn là những thứ mình thích. Thử hỏi có ai thích làm việc đâu, thế mà người ta vẫn lao vào công việc và làm nó ngày đêm đó thôi. Và cũng bởi, trong cuộc sống, rất khó phân biệt cái gì thích, cái gì không thích, cũng như mình không thể hiểu chính mình vậy. Trong quá trình làm việc, có thể mình vẫn tiếp tục không thích, hoặc có thể thấy thích thú. Nhưng mà vì với mỗi việc phải làm mình đều không biết sẽ diễn biến, tiến triển như thế nào nên mình sẽ làm với tâm trạng háo hức và cố gắng. Vì mình không biết kết quả nên quá trình thực hiện công việc đó sẽ thú vị hơn, hoặc mình sẽ phải cố gắng hơn. Nếu biết sẵn đích đến thì âu cũng chẳng còn thú vị gì nữa. Thậm chí làm xong mình còn không biết mình thích công việc ấy hay không nữa. Hoặc có thể là xong việc sẽ không thích nhưng mà một thời gian sau, khi nghĩ lại, mình chợt thấy những trải nghiệm đó thật tuyệt vời. Ví dụ như việc làm dự án cũng vậy. Không ai muốn trải nghiệm cảm giác fix bug hay thức đêm để làm kịp deadline, nhưng một mùa trăng qua đi, khi nghĩ lại, đó có thể là những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời đi làm của bạn... Nên cách mà bản thân mình đối mặt với việc mình không thích đó là "cứ đi rồi sẽ đến".
Một số cách mà bạn có thể áp dụng như sau:
|
Ngọc Trâm: Nghĩ đến mặt tích cực của việc mình không thích
Thực tế có rất ít công việc mà mình thích ngay từ đầu. Có những việc càng làm càng thấy thích hơn hoặc có những việc từ lúc bắt tay làm đến lúc kết thúc vẫn không thấy thích. Nhưng dù là loại công việc nào thì mình đều thấy thích cảm giác hoàn thành được nó. Chính là cái cảm giác cuối ngày ngắm bảng task-list có nhiều hạng mục được gạch bỏ, mình thấy bản thân đã mạnh mẽ và sống trách nhiệm.
Một số tip mà mình áp dụng như sau:
|
Quỳnh Nguyễn: Chủ động làm điều mình muốn!
Đôi khi, bạn có thể cần phải học những kỹ năng mới để thực hiện công việc của mình tốt hơn. Tập trung vào những kỹ năng mới này, chủ động đưa ra giải pháp cho công việc có thể giúp bạn có thêm động lực, làm việc hiệu quả và yêu thích công việc của mình hơn. Khi thấy bạn chủ động tìm hướng đi cho một công việc nào đó, leader cũng sẽ thêm phần tin tưởng vào năng lực giải quyết vấn đề của bạn. Khi điểm yếu trở thành điểm mạnh, việc hoàn thành nhiệm vụ cũng trở nên dễ dàng hơn. Đó chính là cách mà ''mình làm việc, chứ không để việc làm mình”.
Luôn ở trong tâm thế chủ động, khám phá năng lực của bản thân liên tục, đạt được những thành tựu nhất định trong mỗi công việc mình làm, đã giúp mình duy trì động lực và đi được một chặng đường dài với công việc hiện tại.
Một số tips khác mà mình đã áp dụng như sau:
|
Giang Đông: Việc đã nhận, nhất định làm đến cùng!
Công việc mình không thích vẫn có thể làm tốt.
Một khi đã nhận rồi thì mình thường làm nó đến cùng. Khi một người nhờ hoặc mong muốn chúng ta làm một việc nào đó, tức là họ đang tin tưởng ở chúng ta rất nhiều. Tin rằng mình có thể làm nó thành công, tin rằng mình có thể làm tốt nó và tin rằng chúng ta sẽ hoàn thành nó với những gì tốt nhất mà chúng ta có. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà chúng ta lại bỏ dở công việc đó cả. Công việc đó có thể chúng ta không thích, nhưng khi nghĩ tới những điều trên thì nó như động lực để giúp chúng ta làm nó, vượt qua nó.
Nhận làm một công việc như là một lời hứa của bản thân, vậy nên phải có trách nhiệm với lời hứa của mình. Nếu không thể làm, hãy từ chối từ đầu. Nếu có thể, hãy luôn làm nó tới cùng. Đó như một lời hứa, vậy nên dù có thích hay không thích công việc đó thì mình vẫn sẽ làm nó tốt nhất với những gì mà mình có thể. Thừa nhận rằng nếu công việc đó là sở thích của mình thì mình có thể hoàn thành nó ở mức 9, 10 điểm, nhưng nếu không phải là công việc sở trường thì cũng phải cố gắng làm nó với mức 7, 8 điểm. Điều quan trọng là để tâm vào công việc của mình, như vậy dù thích hay không thì mình vẫn có thể làm tốt nó. Khi hoàn thành công việc, ít nhiều mỗi chúng ta cũng sẽ nhận được những động lực nhất định để tự cổ vũ bản thân. Hãy trân trọng điều đó và luôn cố gắng!
Một số tips bạn có thể tham khảo từ mình:
|
Có thể thấy, các Sunner nhà ta có những góc nhìn khá tích cực về chủ đề này. Còn bạn, bạn có bí quyết nào thú vị để đối ứng với những công việc mình không thích không? Chia sẻ cùng Sun* News ở phần bình luận bên dưới nhé!