Trở thành owner project bằng cách giải quyết 'nỗi đau của khách hàng'
'Stay Focus' vào việc giải quyết các vấn đề của khách hàng để tạo ra sản phẩm tốt nhất, thỏa mãn mong muốn của người dùng là lời khuyên mà các diễn giả tại seminar "Be an owner, not a follower” dành cho Sunners.
Chương trình có sự góp mặt của khách mời đặc biệt - anh Trần Mạnh Thắng, CEO GetBee, dự án triển vọng hiện đang nhận được sự đầu tư và đồng hành của Sun* Startups Studio. Bên cạnh đó, anh Bùi Xuân Trung - Section Manager, anh Nguyễn Văn Hậu - BrSE, anh Nguyễn Tuấn Khương - developer EUV3 cũng đồng hành để chia sẻ cùng người nghe những nội dung thiết thực.
Để Sun* trở thành Creative studio, mỗi Sunners phải là một người kiến tạo. Làm thế nào để Sunners trở thành partner với khách hàng chứ không dừng lại ở việc hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu? Đến với seminar, CEO/ Founder của GetBee - Trần Mạnh Thắng và anh Bùi Xuân Trung đã có nhiều chỉ dẫn, góp ý hữu ích. Đây cũng là cơ hội để Sunners theo dõi, lắng nghe kinh nghiệm từ một “người anh” đi trước trên con đường từ “dân technical” đến “business owner”.
Nhấn mạnh về phương thức để Sunners thật sự trở thành những “owner” trong công việc của mình, anh Bùi Xuân Trung đưa ra về 3 nguyên tắc quan trọng:
- Hãy chủ động: Đừng đợi người khác ra lệnh rồi mới làm theo. “Proactive” thay vì “Reactive”: Mỗi người phát triển sản phẩm cần nỗ lực ngăn chặn vấn đề ngay từ trước khi có nguy cơ phát sinh, chứ không đợi đến khi sự cố diễn ra rồi mới phản ứng một cách bị động.
- Hướng đến mục tiêu: Hãy xác định rõ bạn cố gắng làm việc vì điều gì? Để làm được điều đó, cần phải nỗ lực đến cùng, tập trung trí lực và hành xử thật chuẩn mực theo đúng nguyên tắc.
- Chiến thắng sự sợ hãi: Người ta chỉ sợ những gì mình không nắm chắc. Vì vậy cần học hỏi để có nhiều kiến thức và tự tin làm tốt công việc của mình.
Bổ sung thêm ý kiến của anh Bùi Xuân Trung, anh Trần Mạnh Thắng chia sẻ: “Trước khi khởi nghiệp tôi cũng là dân thuần kỹ thuật. Nếu như là technical, chúng ta chỉ quan tâm đến sản phẩm thì khi làm bussiness, chúng ta phải quan tâm đến nhiều thứ hơn. Để cho ra một sản phẩm, đội ngũ phát triển, kinh doanh cần nghiên cứu thị trường, đối tác rất kĩ, làm xong rồi thì cần liên tục theo dõi, cải tiến để hoàn thiện. Câu hỏi làm sao để thỏa mãn nhu cầu của người dùng là câu hỏi thường trực? Không phải để khách hàng trả tiền mà sản phẩm phải mang đến giá trị cho xã hội.”
Vì lẽ đó, câu chuyện dẫn đội ngũ phát triển đến hành trình được gọi là ‘tìm kiếm nỗi đau của khách hàng’ - các vấn đề bức thiết nhất khiến họ sẵn lòng trả tiền và kỳ vọng chúng ta đưa ra được giải pháp tốt nhất. Đây là vấn đề được thảo luận khá sôi nổi giữa người nghe và các khách mời.
Vấn đề trở nên dễ hình dung hơn khi các khách mời lần lượt phân tích các case thực tế từ GetBee và đội quân tiên phong của chiến dịch “Be an owner, not a follower" tại Unit 3. Thông qua đó, Sunners nhận ra được rằng - là người làm ra sản phẩm, mỗi một lập trình viên cần có tư duy hướng tới khách hàng: hiểu các vấn đề mà họ gặp phải, mục đích của sản phẩm, thị trường ứng dụng liên quan để từ đó đưa ra được giải pháp tốt nhất. Đồng thời, đội ngũ phát triển cũng cần đưa ra những khuyến nghị chuyên môn đối với khách hàng với vị thế là người kiến tạo thay vì người thực thi.
Hy vọng rằng, seminar “Be a business owner, not a follower” sẽ đưa ra nhiều gợi ý hữu ích và được Sunners áp dụng trong công việc thời gian tới.