Đồng nghiệp thì cũng có đồng nghiệp "this", đồng nghiệp "that"

"Ý tưởng này không hay em ơi!", "Toàn ý kiến ngáo vãi!", "Thế có mà toang sớm!"...Hàng loạt câu nói có tính sát thương mà bạn có thể bắt gặp hàng ngày chốn công sở.

Trước hết, cần phải khẳng định với bạn một vài điều thế này!

Người không đồng tình với ý kiến của bạn là người ở phía trái ngược với bạn, không nên tức giận với họ làm gì.

Việc không muốn bị ai ghét trên đời là điều không thể. Cứ thẳng thắn sống với cá tính của mình, tập trung những điều tốt đẹp cho những người yêu mến mình.

Người mà bạn ghét cũng chỉ là người ở phía trái ngược với bạn. Không cần thiết phải bắt họ thay đổi để bạn yêu quí họ hơn. 

Vì sao ư? 

Hầu hết nỗi buồn của chúng ta bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người. Đáng buồn là, con người hay nhìn theo hướng tiêu cực, nhiều hơn là tích cực.

Để làm cho những căng thẳng đó trở nên dễ chịu hơn, chúng ta cần hiểu và áp dụng qui tắc 80:20.

Có rất nhiều hiện tượng trong cuộc sống xuất hiện tỷ lệ 80:20. 

80% tài sản của thế giới do 20% số người thuộc tầng lớp siêu giàu nắm giữ.

80% doanh thu được tạo ra từ 20% khách hàng.

Nếu bạn nhớ 20% tính năng của điện thoại thì bạn có thể sử dụng được 80% công năng..vv..

Một nhà kinh tế học người Ý đã phát hiện ra qui tắc này, đặt tên nó là quy tắc Pareto

Và quy tắc này còn được gọi là quy tắc 2:6:2

Chúng ta vẫn hình dung kiến thợ là loài vật chăm chỉ nhưng thực tế thì không phải như vậy. 

Số kiến thợ làm việc chăm chỉ chỉ có 20%, 20% số kiến thợ "tinh hoa" này kiếm tới 80% số lương thực cho cả bầy. 

60% số kiến sẽ làm việc nhởn nhơ. 

20% còn lại là kiến lười biếng, thậm chí chẳng làm gì cả. 

Nếu chúng ta tập hợp toàn con kiến "tinh hoa" lại và quan sát thì điều gì sẽ xảy ra? 

Bạn nghĩ chúng sẽ kiếm một lượng lớn thức ăn lớn phải không? 

Nhưng không phải như vậy. Kết cục chúng sẽ lại chia thành tỷ lệ 2:6:2 đấy! 

Còn nếu tập hợp toàn con kiến lười biếng lại và quan sát thì điều gì sẽ xảy ra? 

Chúng cũng sẽ lại chia thành tỉ lệ 2:6:2 mà thôi!

Một ví dụ gần gũi hơn chút là, học sinh cấp 2 thi vào trường chuyên cấp 3. Đầu vào thì toàn học sinh giỏi đỗ vào trường, nhưng khi tốt nghiệp thì có người đỗ đại học, có người đỗ cao đẳng, có người lại trượt đại học. Ai bảo cứ học trường chuyên thì 100% đỗ đại học?

Nên...

Nói đến đây, chúng ta có thể hiểu một điều rằng, quy tắc Pareto tuân thủ theo quy luật của tự nhiên và con người chắc chắn cũng đi theo quy luật này! 

Nếu chúng ta hiểu quy tắc 2:6:2 thì nhất định chúng ta hiểu được rằng, trong cuộc sống, sẽ có người có ý kiến trái ngược với mình. Đừng bao giờ cố gắng lấy hết sự đồng thuận của tất cả mọi người. Điều đó là trái với tự nhiên.  

Nếu suy nghĩ là vạn vật khác nhau thì chúng ta sẽ không nổi cáu nữa. Bởi vì đương nhiên là có 2 người đối tốt với mình thì cũng sẽ có khoảng 2 người ghét mình. Nếu bạn cố gắng không muốn bị người khác ghét, trở thành "người hoàn hảo trên mọi phương diện" thì sẽ rất khổ sở. Bởi vì sự cân bằng tự nhiên bị phá vỡ. 

Nếu hiểu được quy tắc 2:6:2 chúng ta sẽ đảm bảo được sự cân bằng trong cảm xúc, những suy nghĩ tiêu cực cũng giảm đi nhiều.

Nếu hiểu được quy tắc 2:6:2, chúng ta sẽ biết phát huy cá tính và năng lực của bản thân, tạo ra được nhiều giá trị tuyệt vời hơn.

Tham khảo chi tiết tại đây: 

 

#Khôngphảitựdưngmà (#KPTDM) là một series tìm kiếm lời giải đáp cho bất cứ thắc mắc nào của bạn trong cuộc sống.

Đừng ngại. Bạn cũng có thể gửi bài và nhận nhuận bút của Sun* News TẠI ĐÂY. 

#Khôngphảitựdưngmà