#KPTDM: Nếu không cẩn thận, stress có thể "gây ra" hạnh phúc
Sự lo lắng, bất an hay bực dọc, cáu giận, về cơ bản là vô nghĩa!
Chúng ta nhắc nhiều đến chuyện stress có tác hại như thế nào với con người. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lợi ích của nó mà thôi!
Nghĩa là, khi bạn làm "điều này" với stress thì stress sẽ không còn là thứ độc hại nữa. Ngược lại, stress sẽ trở thành liều thuốc, trở thành sức mạnh, giúp tăng tuổi thọ, tăng khả năng miễn dịch, nâng cao khả năng tập trung, tránh trầm cảm, mất ngủ, bệnh teo não, bệnh tim..vv..
Vậy "điều đó" ở đây là gì?
Đó chính là "Việc tìm kiếm lợi ích" - Tức là, bạn tìm ra được mặt tốt trong việc bạn bị căng thẳng. Đơn giản vậy thôi!
Theo một nghiên cứu của đất nước mặt trời mọc, nếu ai cũng suy nghĩ như thế này: "Khi già đi, mình sẽ có nhiều nếp nhăn hơn, sức lực yếu đi, tính tình khó chịu hơn, thế nhưng, vì trí tuệ và kinh nghiệm sẽ phong phú hơn nên sẽ sống tốt hơn, kinh tế mình dư dả hơn, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn", thì sẽ có khả năng kéo dài tuổi thọ hơn những 8 năm so với người không nghĩ như vậy. Đây cũng là một trong những bí quyết sống trường thọ của người Nhật.
Một nghiên cứu khác cũng tại đất nước Nhật Bản, thực hiện trên qui mô lớn, lấy 30000 người làm đối tượng. Những người nghĩ rằng stress ảnh hưởng xấu đến cơ thể thì khi bị rơi vào những trạng thái căng thẳng mạnh như thất nghiệp, ly hôn, nguy cơ tử vong sẽ tăng 43%. Thế nhưng, người nghĩ là ngay cả stress thì cũng có mặt tốt thì hoàn toàn không nhận thấy nguy cơ tử vong tăng cao.
Trên phương diện khoa học, khi thực hành việc tìm kiếm lợi ích, sự biến đổi của hoocmon sẽ xảy ra trong cơ thể.
Sẽ có 2 loại hocmon căng thẳng là Cortisol và DHEA được tiết ra khi bạn gặp stress. Thông thường thì Cortisol sẽ nhiều hơn chút, DHEA sẽ ít hơn.
Khi bạn tìm thấy lợi ích trong stress, tỷ lệ DHEA sẽ nhiều lên. Tỷ lệ DHEA gọi là chỉ số trưởng thành, người có chỉ số trưởng thành càng cao (tức người có tỷ lệ DHEA nhiều) thì năng lực tập trung càng cao, càng kiên trì, năng lực giải quyết vấn đề cũng cao hơn người bình thường, từ đó, năng lực hồi phục sau stress cũng sẽ cao.
"Hàng ngày bận cuống cuồng nhưng cuộc sống thế mới phong phú"
"Đi du lịch hết tiền nhưng đầu óc được mở mang hơn"
"Không có người yêu khá buồn nhưng nhờ thế mà có thời gian tập trung cao độ vào các mục tiêu trong công việc".
Nếu bạn nghĩ là, thật khó, thật rắc rối, hãy tìm kiếm lợi ích.
Nếu bạn nghĩ là, thật không may mắn, thật tồi tệ, hãy tìm kiếm lợi ích.
Nếu bạn tạo được thói quen tìm kiếm mặt tích cực trong khi bị căng thẳng, thì nó không chỉ mang lại sức khỏe cho cả tâm hồn và thế chất mà bạn còn không cần phải sợ stress nữa!
Bạn có thể tham khảo đầy đủ thông tin tại đây:
Nguồn tham khảo:
#Khôngphảitựdưngmà (#KPTDM) là một series tìm kiếm lời giải đáp cho bất cứ thắc mắc nào của bạn trong cuộc sống. Bạn cũng có thể gửi bài cho Sun* News TẠI ĐÂY |