Mọi người thường đau khổ khi cố gắng can thiệp vào những thứ không - phải - là - của - mình

Khi hầu hết mọi người tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi thế giới xung quanh mình thì theo Epictetus, một triết gia - một người thấu hiểu "triết lý khắc kỷ", lại khuyên chúng ta nên tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi chính bản thân mình.

Nền tảng của "chủ nghĩa khắc kỷ" đó là việc xác định được đâu là ngoại cảnh và những thứ ngoài tầm kiểm soát của ta. Không có ví dụ nào phù hợp hơn là những ý kiến từ bên ngoài. Việc để cho bản thân ưu phiền vì ý kiến của những người bạn không biết, hay không tôn trọng cũng ngu ngốc như việc ưu phiền vì thời tiết. Thật là lãng phí năng lượng. Điều đó không có nghĩa rằng, bạn nên sống và phủ nhận mọi thứ. Bạn nên chủ động tìm đến những góp ý chân thành từ những người bạn tôn trọng. Nhưng trên hết, bạn phải cố gắng làm những điều hòa hợp với tinh thần của bạn. Và nếu bạn kiến tạo từ không gian đó, bạn rất dễ truyền cảm hứng cho người khác. Chỉ là đừng trông đợi tất cả mọi người hiểu việc bạn làm. Đến một lúc nào đó trong cuộc sống, bạn sẽ bị người khác xem nhẹ hoặc có thể bị chỉ trích thậm tệ. Đừng trao tâm trí của bạn cho những kẻ ngoài cuộc để họ thích quấy rối nó theo cách họ muốn. Hãy nhận ra âm thanh phiền toái đó theo đúng bản chất của nó và bạn sẽ nhận ra điều đó thật chẳng đáng là gì. 

Vậy chúng ta nên tập trung vào những thứ bên ngoài hay bên trong mình? Phần lớn mọi người thường hành xử nghiêng về vế thứ nhất, trong khi đầu họ nghĩ về hướng thứ hai, vì rõ ràng, thứ dễ nhìn thấy là những tổn hại và lợi ích đến từ bên ngoài bản thân. Thế nhưng, theo Epictetus, một triết gia - một người thấu hiểu triết lý Khắc kỷ - sẽ chọn điều ngược lại. Anh ta sẽ tìm kiếm “mọi lợi ích và tổn hại từ chính bản thân mình”. Cụ thể hơn, anh ta sẽ từ bỏ những phần thưởng mà thế giới bên ngoài mang lại nhằm đạt được “sự bình yên, tự do và thanh thản”. 

Trong khi hầu hết mọi người tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi thế giới xung quanh họ, Epictetus khuyên chúng ta tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi chính bản thân mình - chính xác hơn là thay đổi những mong muốn của mình. Và ông không phải người duy nhất đưa ra lời khuyên này. Kỳ thực, đây là lời khuyên được gần như mọi triết gia và mọi nhà tư tưởng tôn giáo đưa ra, đó đều là những người đã suy ngẫm về ham muốn và nguồn cơn dẫn đến sự bất mãn của con người. Họ đều đồng tình rằng, nếu bạn đang tìm kiếm sự mãn nguyện, thì việc thay đổi bản thân và thay đổi điều mà bạn mong muốn, sẽ tốt hơn và dễ hơn so với thay đổi thế giới xung quanh bạn. 

Giả sử cho dù cho cả trăm tấn đá rớt xuống đầu, tôi sẽ vẫn an toàn thôi. Khi tôi nói điều này, mọi người chỉ phá lên cười và thắc mắc tại sao. Thật ra, đâu cần phải ngăn chúng lại, chỉ cần tránh ra khỏi đó mà thôi. Sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra, nếu như bạn không vơ vấn đề ấy vào mình. Mọi người thường đau khổ khi cố gắng can thiệp vào những thứ không-phải-là-của-mình. 

“Điều làm những vĩ nhân trở nên khác biệt đó là ý chí đi về phía trước (trong khi những người khác bỏ cuộc) và nhìn thấu đến những điều họ tin tưởng trong những thời khắc đen tối nhất.”  Và sự kiên định này đòi hỏi con người phải tập huấn sức mạnh tinh thần của họ, rèn luyện khả năng chấp nhận những sự bất định và bất như ý khi tìm con đường để tiến về tương lai. 

Nếu bạn muốn mình không chỉ là một lớp vỏ, và phát triển những phẩm chất - đã làm cho những bậc vĩ nhân đứng cao tột hơn nhân loại, bạn cần sự bền bỉ để đi được đến cùng, đối mặt với việc bị từ chối, sống với đam mê và học hỏi nồng nhiệt không ngừng. Không có con đường tắt nào cả. Cuối cùng thì, cách duy nhất có thể giúp bạn phát triển sức mạnh tinh thần, đó là bước ra ngoài, đối mặt và học cách để giải quyết những điều xảy ra với bạn. Và vấn đề ở đây không phải là thành công, hay giá trị sống của bạn được công nhận mà là một cuộc sống bình thản, bạn có thể cộng hưởng và sống hài hoà được với thế giới này. 

#chủ nghĩa khắc kỷ

#triết học khắc kỷ