Cái gì cũng giỏi nghĩa là 'đồ bỏ đi rồi'
Trừ khi là thiên tài, bạn mới có thể trở thành người xuất sắc ở mọi lĩnh vực. Còn thì, ai ai cũng chỉ thực sự thành công ở một lĩnh vực nào đấy! Nếu bạn nói, cái gì tôi cũng giỏi, nghĩa là bạn chẳng giỏi cái gì cả. Bạn chỉ đang AQ bản thân mình thôi!
Ứng viên 1: "Tôi là chuyên gia Ruby on Rail"
Ứng viên 2: "Tôi tự tin với mọi kiến thức về PHP"
Ứng viên 3: "Lĩnh vực của tôi là Infra"
Ứng viên 4: "Tôi có thể làm mọi thứ 3 người trên làm."
Nếu không xét về quota tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng lựa chọn những người giỏi trong một lĩnh vực, hơn là một người "biết tuốt".
1. Có những người nghĩ mình cái gì cũng giỏi, giữ tâm thế dương dương tự đắc. Nhưng khi phải làm sâu về một vấn đề nào đó, lại thấy mình chẳng hiểu biết gì.
2. Quy luật 10.000 giờ cho biết, để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, bạn phải dành ít nhất 10.000 giờ nghiên cứu về nó. Mỗi ngày, bạn nghiêm khắc dành 2 giờ, thì trong vòng 1.5 năm bạn mới có những hiểu biết về một lĩnh vực nào đó.
Chưa kể đến việc, để rất giỏi, thì con số thời gian bạn bỏ ra cần nhiều hơn thế gấp 4-5 năm lần. Rất ít người có thể xuất sắc trong mọi lĩnh vực, nhưng nếu kiên trì và tập trung, bạn có cơ hội để trở thành người rất giỏi trong lĩnh vực của mình.
3. Kiên trì, tập trung vào key point chưa bao giờ dễ dàng. Nó có đủ đau đớn, chán nản, mệt mỏi và cám dỗ. Có đủ kiến thức trong một lĩnh vực với việc trở thành chuyên gia là hai level hoàn toàn khác nhau. Và để nâng cấp trình độ của mình là điều chưa bao giờ dễ dàng. Khi gặp khó khăn, vấp ngã, người ta thường dễ nản chí và nhảy vòng quanh mà quên đi mục tiêu của mình.
4. Chuyên gia kinh tế Tyler Cowen đã khẳng định trong cuốn Average is Over rằng, kỷ nguyên của sự “bình thường” sắp chấm dứt. Chỉ vài chục năm nữa thôi, robot sẽ làm mọi công việc đơn giản, dập khuôn thay con người. Như vậy, để có việc làm, bạn nhất định phải giỏi một thứ, đến mức không robot nào có thể thay thế.
5. Ở trường, thầy cô yêu cầu chúng ta phải học đều các môn, người học lệch thường bị phê, 'phải nỗ lực nhiều hơn'. Thế nhưng, trường đời lại cần bạn trở thành chuyên gia trong một công việc. Trăm hay không bằng tay quen!
6. Đi làm, bạn thường sẽ có cơ hội gặp 2 kiểu sếp: 'sếp dễ tính' hoặc 'sếp khó tính'. Sếp dễ tính thường sẽ khen 'em làm thế là tốt lắm rồi', trong khi sếp khó tính ít khi hài lòng với sản phẩm của bạn, họ luôn đòi hỏi một thứ khác tốt hơn.
Đáng tiếc, chúng ta dễ bị "ru ngủ" bởi những lời khen mà quên mất, việc mình làm chưa đủ 'hoàn hảo'. Nếu giữ tâm trạng hài lòng với chính mình bạn sẽ chẳng có cơ hội để leo lên tầm chuyên gia. Vì thế, từ năm 20-30 tuổi, bạn hãy tập trung vào một lĩnh vực, trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó, ngành nghề gì cũng được, và bạn sẽ không phải hối hận.