Quy luật trao đổi đồng giá và những kẻ muốn rất nhiều, nhưng không chịu hi sinh
“Con người không thể có được điều mình muốn nếu không phải hy sinh thứ gì đó. Để đạt được một thứ gì đó thì một số thứ có giá trị phải mất đi. Đó là quy luật đầu tiên của giả kim thuật: Trao đổi đồng giá”
Trao đổi đồng giá chính là quy tắc vận hành của mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới này.
Chúng ta sẽ không có chiến thắng nếu chúng ta không chấp nhận hy sinh. Hòa bình được tạo dựng lên từ nền móng của chiến tranh và đổ máu, nếu không có cái chết thì sự sống là vô nghĩa. Mọi thứ chúng ta làm đều phải trả giá, đó là điều không thể thay đổi hay nói cách khác đó chính là một chân lý.
Nếu nhìn thẳng vào xã hội chúng ta đang sống thì đây chính là thành quả và hệ lụy của con người sau hàng ngàn năm tiến hóa. Chúng ta tồn tại bằng việc chiếm ưu thế của mình hơn các giống loài khác, lao động cật lực để kiếm miếng cơm manh áo, hay thậm chí là tạo ra hàng ngàn phát minh để giúp chính chúng ta trở nên tốt hơn. Hậu quả cuối cùng giờ đây là ô nhiễm không khí, bệnh tật phát triển hơn thuốc thang, con người giết chính đồng loại…
Cách bạn nhìn nhận thế giới này cũng chính là cách nó đang xảy ra, dù phủ nhận nó bao nhiêu lần thì sự thật vẫn là sự thật.
Con người hay tự thỏa mãn bản thân bằng những lời nói dối, và nếu điều đó có ích thì họ vẫn sẽ tin vào, cho đến khi cuộc sống tạt cho một gáo nước lạnh thì lại bắt đầu bài ca ”Tại sao thế giới này lại bất công đến thế, tôi đâu có làm gì sai, tại sao tôi lại phải chịu những điều như thế này” - Really nigga!
Nên nhớ những gì bạn làm bây giờ thì tương lai bạn sẽ phải lãnh đủ hậu quả từ nó. Việc tốt, tất nhiên ai cũng muốn làm, cho đến khi thấy việc, cho một người không tay 5 nghìn khó hơn việc nhìn thấy 500 nghìn của một người thò ra từ túi, hay đơn giản chỉ là việc yêu quá nhiều một người và khi bị chia tay ta lại nghĩ mọi cách để trả thù họ vì đã bỏ rơi mình... Những điều xấu cứ thế được sinh ra.
Chung quy lại tốt hay xấu cũng đơn giản chỉ là lựa chọn của mỗi người.
Khi sinh ra ai cũng có một nỗi sợ hãi. Đó là một thiên hướng bẩm sinh, nhưng hầu hết đều coi nhẹ chúng và giả vờ như chúng không tồn tại. Thực chất, việc không nhìn nhận đúng đắn điểm yếu của mình chính là điểm yếu lớn nhất của con người. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng của mọi thứ, phủ nhận sự thật và tin vào những điều ta nghĩ là “tốt đẹp”, để rồi một ngày chính chúng ta sẽ phải nhận hậu quả từ những điều” tốt đẹp” đó.
Nỗi sợ hãi của con người là nguyên nhân gây ra mất cân bằng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta là những sinh vật yếu đuối và ăn hại. Bởi vì bản chất của chúng ta là cho dù có ngã cũng sẽ tìm cách để đứng dậy và tiếp tục đi tiếp.
Một bài học không đau đớn thì không hề có ý nghĩa. Bạn không sẵn sàng hy sinh thứ gì thì sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Đó là quy luật tất yếu. Cho nên, đã đến lúc để nhìn lại những mong muốn của mình rồi! Một khi bạn vượt qua khó khăn và biến nó thành bàn đạp của riêng mình, bạn sẽ có được một trái tim thép không thể thay thế.