Bạn có biết, sự giống nhau khó tin giữa các tiêu chí rank và chuyện tình yêu
Bạn có biết, những tiêu chí đánh giá rank có mối liên hệ cực kỳ gần gũi với chuyện tình yêu? Nếu vận dụng đúng, chắc hẳn bạn sẽ có một tình yêu 'xanh mượt'. Hãy cùng Sun* News khám phá ngay thôi!
Teamwork & Ho-Ren-So: Song kiếm hợp bích
Yêu nhau dù là câu chuyện của 2 người và đòi hỏi tinh thần teamwork cực kỳ cao độ. Điều này có nghĩa là, hai người phải cùng nhìn về một hướng, hướng đến một mục tiêu chung như là mối quan hệ bền chặt, gia đình hạnh phúc. Để làm được điều này, 2 thành viên phải phối hợp nhịp nhàng, có sự chia sẻ, lắng nghe.
Trong tình yêu, phụ nữ thường để tâm nhiều hơn trong khi đàn ông thì suy nghĩ đơn giản hơn. Vì thế, khi có vấn đề xảy ra, như bạn trai/chồng lỡ hẹn, phản ứng đầu tiên của phụ nữ là trách móc, giận hờn, dù bạn trai/chồng đã cố gắng giải thích.
Nhưng teamwork và Ho-Ren-So dạy chúng ta rằng, cần phải biết lắng nghe và chia sẻ với một nửa của mình. Biết đâu, việc họ vô tâm, đến cuộc hẹn muộn là có lý do. Khi lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu hơn vấn đề của người kia, khúc mắc khó khăn của họ để thấu hiểu, thông cảm.
Những lúc như vậy, mỗi người trong mối quan hệ tình yêu cần bỏ qua những cái tôi để cùng nhau hướng đến mục tiêu chung.
Trong công việc cũng vậy, mỗi team nói riêng hay mỗi bộ phận, công ty nói chung đều xây dựng một mục tiêu chung cùng hướng tới từ khi bắt đầu. Có như vậy, các thành viên mới gắn kết, vượt qua mọi khó khăn và đi được lâu dài.
Khi có khó khăn hay có bất đồng về ý kiến, cách giải quyết vấn đề, mỗi người trong team đều cần phải có sự lắng nghe, nhìn lại mục tiêu chung để gạt đi cái tôi cá nhân, thấu hiểu lý do vì sao người kia lại chọn cách giải quyết như vậy, tìm ra vấn đề mấu chốt đẻ giải quyết mọi việc.
Autonomy - Tâm thế chủ động
Khi đã xác định được mục tiêu chung, thì mỗi người trong mối quan hệ tình yêu hay công việc cũng cần phải xác định được tâm thế của mình. Đó là tâm thế chủ động xây dựng mối quan hệ hoặc giải quyết vấn đề khi có khúc mắc.
Khi xác định tâm thế như vậy, mỗi người trong mối quan hệ sẽ biết mình phải làm gì để vun đắp tình yêu. Như là, bạn muốn quan tâm, muốn chăm sóc, yêu thương người ấy, bạn sẽ biết mình phải làm gì cho người ấy. Sự chủ động còn đến từ việc, chúng ta luôn là một bản thể của riêng mình, không đặt niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn của mình phụ thuộc vào người kia. Khi ấy, ai trong tình yêu cũng sẽ đều hạnh phúc và mãn nguyện.
Trong công việc cũng vậy, mỗi cá thể cần chủ động giải quyết công việc. khi đã cùng nhau xác định đúng tâm thế, mục tiêu, mỗi thành viên sẽ biết được công việc mình cần làm, chủ động đề xuất đưa ra phương án. Khi tất cả cùng chủ động trong một tổ chức thì công việc nhất định sẽ được giải quyết.
Management: Hãy trở thành người quản lý giỏi trong cả tình yêu lẫn công việc
Trong tình yêu, mỗi người là một cá thể riêng biệt, vì yêu mà gắn bó với nhau. Dù yêu thương nhưng ai cũng có cuộc sống riêng. Mỗi chúng ta đều nên quản lý cảm xúc, công việc, bạn bè của chính mình một cách tốt nhất, để bản thân không trở thành gánh nặng cho người kia. Đôi khi, bạn có thể nũng nịu, có thể giận hờn vu vơ, nhưng nhất định đừng phụ thuộc vào họ.
Khi có thể quản lý tốt cuộc sống của mình, bạn còn có thể trở thành chỗ dựa cho đối phương trong những lúc khó khăn, đưa ra những tư vấn, hỗ trợ. Những thời điểm như thế sẽ là điểm nhấn để tình yêu của bạn thêm gắn bó.
Trong công việc cũng như vậy. Mỗi thành viên đều cần phải trở thành người lead chính mình, quản lý tốt công việc, không để bất cứ task nào bị đình trệ. Khi mỗi người đều làm tốt phần việc của mình, công việc của cả team sẽ diễn ra trôi chảy, đảm bảo chất lượng, deadline.
Perception of Context: Hãy đặt mình vào vị trí của nhau
Trong tình yêu, đôi khi các cặp đôi yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, họ không hiểu về hoàn cảnh, gia đình, công việc cuộc sống của nhau. Đến một ngày, bạn thấy hình như 'người kia không còn yêu mình nữa' vì 'họ biến mất một tuần, tối tối không thấy nhắn tin và không quan tâm tới mình nữa'. Rồi bạn quay ra trách móc, giận hờn, bực bội. Đến cuối cùng, cả hai tranh cãi, đối phương nhất định không nói, bạn nhất định không thông cảm. Khi những chất chứa trong lòng bùng lên, thì tất cả vỡ toang, cả hai quyết định chia tay.
Nhưng bạn không hề dừng lại một chút để biết rằng, 1 tuần qua gia đình người ấy có việc, hoặc công việc không được suôn sẻ. Người ấy không muốn liên hệ với bất kỳ ai, chỉ muốn ở một mình. Nếu như bạn hiểu về hoàn cảnh hay công việc của đối phương, có thể ngay từ đầu bạn đã hiểu người ấy hơn và trong lúc khó khăn sẽ chăm sóc, sẻ chia.
Trong công việc cũng vậy, ai cũng nên đặt mình vào vị trí của người kia để biết rằng, họ đang ở hoàn cảnh như thế nào. Ví dụ như, tuần này member làm việc không hiệu quả, đồng nghiệp thường đi làm muộn, công việc không tập trung. Hãy hiểu lí do của họ để thông cảm và cùng họ vượt qua những khó khăn ở thời điểm đó. Những điều nhỏ bé như thế sẽ giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong team trở nên bền chặt hơn.
Standard of work: Đảm bảo chất lượng công việc và tình yêu
Dù là công việc hay tình yêu thì việc đảm bảo một mối quan hệ chất lượng cũng là điều tiên quyết. Trong tình yêu, cái chất lượng mà tôi muốn nói đến ở đây là thời gian dành cho nhau, sự quan tâm, chăm sóc, thấu hiểu của người này đối với người kia. Sẽ chẳng có tình yêu nào được xây dựng dựa trên sự hời hợt cả.
Trong công việc cũng vậy, tất cả các tiêu chí như teamwork, Ho-Ren-So... đều được xây dựng để đảm bảo chất lượng tốt nhât. Mỗi thành viên đều phải đầu tư về thời gian, công sức, sự học hỏi để công việc đạt hiệu quả tốt nhất. Có như vậy, chúng ta mới có thể mang đến sản phẩm awesome nhất cho end-user.